MACD
Moving Average Convergence Divergence
Trung bình động hội tụ - phân kỳ
|
1. Các khái niệm cơ bản
a. Các phương pháp phân tích tương quan
Các phương pháp phân tích tương quan chỉ ra tương quan lực lượng giữa sự tăng giá và sự giảm giá, tương quan lực lượng giữa phe mua và phe bán trong một thời kỳ xác định. Sự tương quan đó ánh xạ thành một giá trị đại diện xác định. Nếu sự tăng giá là lớn hơn sự giảm giá thì giá trị này lớn, nếu sự tăng giá là nhỏ hơn sự giảm giá thì giá trị này nhỏ. Sự tăng giá càng áp đảo bao nhiêu thì giá trị này càng lớn bấy nhiêu, sự giảm giá càng áp đảo bao nhiêu thì giá trị này càng nhỏ bao nhiêu. Tên tiếng anh của nhóm phương pháp này là Leading Indicators – leading có nghĩa là dẫn dắt hàm ý chỉ ra sự tăng giá hay sự giảm giá đang giữ thế chủ đạo trên thị trường, dẫn dắt diễn biến của thị trường. MACD, RSI là một trong nhưng điển hình của phương pháp phân tích tương quan.
b. Các phương pháp phân tích xu thế
Các phương pháp phân tích xu thế chỉ ra xu thế chung của thị trường trong một thời kỳ xác định. Xu thế đó có thể là tăng giá, có thể là giảm giá hoặc trạng thái “dập dềnh”. Theo cách đó nếu chỉ dựa vào 1 giá trị tính toán được của phương pháp này thì không đủ để nhận định xu thế của thị trường mà phải dựa vào một dãy các giá trị của các thời kỳ khác nhau để vẽ nên đường xu thế của thị trường
Các phương pháp phân tích xu thế có độ trễ, nghĩa là khi phát hiện ra dấu hiệu thị trường đang theo xu thế tăng hay giảm giá thì thực chất xu thế này đã xảy ra. Do đó, phương pháp phân tích xu thế còn được gọi là Lagging Indicators.
Phân tích xu thế không trực tiếp phát sinh các tín hiệu mua và bán nhưng phân tích xu thế xác nhận và bổ sung tính chất đúng đắn trong các quyết định mua và bán. Tuy nhiên khi sử dụng phân tích xu thế cần chú ý khi thị trường phân vân, sideway sẽ làm mất tác dụng của phân tích xu thế
c. Phối hợp sử dụng phân tích tương quan và phân tích xu thế
Phân tích tương quan cung cấp những tín hiệu cảnh báo sớm về tiềm năng thay đổi của thị trường, giúp nhanh chóng đưa ra quyết định mua hay bán phù hợp. Phân tích xu thế tuy không đưa ra được các tín hiệu nhanh chóng như phân tích tương quan nhưng phân tích xu thế là một công cụ xác thực tính đúng đắn của phân tích tương quan. Phân tích tương quan chỉ có thể cảnh báo chính xác nhất nếu được kết hợp với phân tích xu thế, giảm thiểu các tín hiệu không chính xác, giảm rủi ro cho việc đầu tư.
2. Tổng quan về Moving Average Convergence Divergence – MACD
Gerald Appel là người phổ biến phương pháp phân tích kỹ thuật Moving Average Convergence Divergence - MACD.
MACD là một trong những công cụ phân tích kỹ thuật đơn giản và tin cậy nhất. MACD được tính toán dựa trên hiệu số của hai đường trung bình động dài hạn và ngắn hạn, giá trị trả về thuộc nhóm phân tích tương quan (tương quan giữa trung bình động dài hạn và trung bình động ngắn hạn).
Trong khi đó, trung bình động tại một thời điểm là giá trị trung bình của giá trong một giai đoạn tính đến thời điểm đó. Trung bình động, thuộc nhóm phương pháp phân tích xu thế, là kim chỉ nam xác định xu thế đi lên hay đi xuống của giá, được ứng dụng phổ biến trong phân tích kỹ thuật.
Như vậy, so với các phương pháp phân tích khác, MACD thuộc về cả hai nhóm phân tích xu thế và phân tích tương quan, MACD vừa chỉ ra xu thế của thị trường vừa xác định các tín hiệu mua và bán trên cùng một đồ thị.
3. Cấu tạo chỉ báo MACD
Chỉ báo MACD được cấu thành bởi 3 thành phần chính:
-
Đường MACD là EMA (12) - EMA (26) (Hiệu số giữa Đường trung bình giá trong 12 phiên gần nhất và đường trung bình giá trong 26 phiên gần nhất).
-
Đường tín hiệu MACD: là đường EMA (9) của đường MACD
-
Đường biểu đồ MACD: là MACD trừ đi đường tín hiệu MACD
4. Phân tích chỉ báo MACD:
Khoảng cách giữa trung bình động ngắn hạn và trung bình động dài hạn thể hiện xu thế tăng hoặc giảm của thị trường.
Đường trung bình của MACD là 0 hay còn gọi là đường zero, nơi mà trung bình động giá ngắn hạn gặp trung bình động giá dài hạn, tại đây bắt đầu có sự đổi chiều về xu thế của thị trường.
Chỉ báo MACD là công cụ rất có hiệu quả và nhiều tác dụng. Có 3 cách chính khi sử dụng chỉ báo MACD:
-
Sự giao cắt của đường trung bình giá.
Sự giao cắt của các đường trung bình trong chỉ báo MACD là một trong những cách xác định tín hiệu mua vào và bán ra. Sử dụng biểu đồ MACD và sự phân kỳ của MACD là 2 phương thức quan trọng để đưa ra những cảnh báo đảo chiều của xu hướng.
Sự giao cắt của đường trung bình giá
· Nếu trung bình động ngắn hạn lớn hơn trung bình động dài hạn thì xu thế là tăng giá và MACD có giá trị dương.
· Nếu giá trị MACD dương và ngày càng lớn thì xu thế thị trường tăng ngày càng mạnh, phe bò tót ngày càng thắng áp đảo.
· Nếu trung bình động ngắn hạn nhỏ hơn trung bình động dài hạn thì xu thế là giảm giá và MACD có giá trị âm.
· Nếu giá trị MACD âm và ngày càng nhỏ thì xu thế thị trường giảm ngày càng mạnh, phe gấu ngày càng thắng áp đảo.
Khi đường trung bình ngắn hạn EMA (12) cắt và nằm trên đường trung bình dài hạn EMA (26), điều này tương đương với đường MACD cắt và nằm trên đường zero.
Khi đường trung bình ngắn hạn EMA (12) cắt và nằm phía dưới đường trung bình dài hạn EMA (26), điều này tương đương với MACD cắt và nằm phía dưới đường zero.
Tín hiệu mua: Tín hiệu mua xuất hiện khi đường MACD cắt và nằm phía trên đường zero.
Tín hiệu bán: Khi MACD cắt và nằm phía dưới đường zero thì tín hiệu bán xuất hiện
Khi sử dụng MACD cần chú ý các tín hiệu sau để phát lênh mua hoặc bán:
-
Sự giao cắt giữa MACD và đường trung bình động EMA của chính MACD: Nếu đường MACD ở cắt đường trung bình động EMA của chính nó và đi xuống dưới đường này thì đó là tín hiệu bán ra để cắt lỗ. Nếu đường MACD cắt đường EMA của chính nó và đi lên trên đường này thì đó là tín hiệu mua vào. Sự giao cắt này được gọi là cò súng khai hỏa các tín hiệu mua và bán khá chính xác. Tuy nhiên cũng chú ý rằng khi các tín hiệu này xảy ra thì thường sự việc đã xảy ra rồi. Tuy không thể mua đáy bán đỉnh được nhưng việc bạn sớm mua vào hay bán ra ở đầu một xu thế lên giá hoặc giảm giá cũng là một món hời.
-
Sự giao cắt giữa MACD và đường zero. Sự giao cắt này chỉ là sự khẳng định lại tăng phần chắc chắn về xu thế mà các phép phân tích khác chỉ ra. Thông thường sự giao cắt này xảy ra khá muộn với độ trễ lớn nhất là khi sử dụng MACD với hai đường trung bình động trong 9 ngày và 26 ngày. Do đó không thể dùng sự giao cắt này làm tín hiệu để phát lệnh mua/bán.
Tín hiệu mua: Xuất hiện khi đường MACD cắt và nằm phía trên đường tín hiệu của MACD.
Tín hiệu bán: xuất hiện khi đường MACD cắt và nằm phía dưới đường tín hiệu của MACD
Biểu đồ MACD
Biểu đồ các giá trị của MACD hiển thị dao động phản ánh tương quan giữa trung bình động ngắn hạn và trung bình động dài hạn.
Thông thường biểu đồ này được vẽ kèm với biểu đồ trung bình động EMA – 9 của chính MACD và đồ thị MACD – Histogram (xem trang ...) là hiệu số của MACD và trung bình động EMA – 9 của chính MACD.
Sự phân kỳ, hội tụ
Hội tụ và phân kỳ là những kiến thức quan trọng trong phân tích kỹ thuật vì chúng có mặt ở hầu hết các chỉ báo thông dụng.
Nắm vững các khái niệm hội tụ và phân kỳ, chúng ta dễ dàng phát hiện được:
-
Những tín hiệu cảnh báo khi thị trường thay đổi xu thế
-
Các tín hiệu giao dịch, tham gia hoặc rút lui khỏi thị trường
Hiện tượng hội tụ là khi đường biểu diễn các chỉ báo (Momentum, RSI, MACD…) di chuyển cùng chiều (tăng, giảm) với đồ thị giá.
Hiện tượng phân kỳ là khi các đường biểu diễn các chỉ báo di chuyển ngược chiều với đường đồ thị giá.
Hiện tượng phân kỳ chia ra:
-
Phân kỳ dương: đường chỉ báo tăng – đường đồ thị giá giảm
-
Phân kỳ âm: đường chỉ báo giảm – đường đồ thị giá tăng