Về cuộc họp FOMC, lãi suất của Fed và chỉ số USD16/03/2016 05:22

Chỉ số USD tăng mạnh trong năm 2015, duy trì trên mức 95 điểm trong đầu năm 2016 do Fed có khuynh hướng thắt chặt trong khi Châu Âu, Trung Quốc, Nhật Bản,...đang nới lỏng.


 ...

 

 


2015/10/27/biss99-Lai-suat-ma-FED-cong-bo-la-lai-suat-gi-2015102710918.jpg

 

 


Lãi suất mà Fed công bố thực chất không phải là lãi suất cơ bản (Prime Rate) mà là Fed Funds Rate. Đây là lãi suất mà các tổ chức tín dụng (thường là các ngân hàng) cho nhau vay phần vốn dự trữ bắt buộc dư thừa (hoặc thiếu hụt tạm thời) đang nằm trong quỹ dự trữ liên bang theo yêu cầu đảm bảo tỷ lệ dự trữ bắt buộc của các tổ chức tín dụng (có thể gọi là lãi suất điều hòa vốn dự trữ qua đêm).

Fed công bố mức lãi suất điều hoà vốn dự trữ trong mỗi thời kỳ (Fed Funds target Rate) làm cơ sở cho việc thiết lập các mức lãi suất khác trên thị trường, thông qua đó Fed thực hiện điều hành chính sách tiền tệ. Fed Funds Rate được xác lập bởi Hội đồng thành viên FOMC (Federal Open Market Committee) định kỳ 8 lần trong một năm và các cuộc họp bất thường trong trường hợp cần thiết. Fed dùng các công cụ thị trường mở tác động tới việc cung tiền để hướng Fed Funds Rate theo lãi suất mục tiêu đảm bảo sự phù hợp với tỷ lệ tăng trưởng GDP ổn định ở một mức lạm phát kỳ vọng. Như vậy, ngoài lãi suất chiết khấu (discounted rate) thì Fed Funds target Rate là công cụ thứ hai giúp FED điều hành chính sách tiền tệ. Như thế, Fed Funds Rate thực ra không phải là lãi suất cơ bản.

So với lãi suất cơ bản (Prime rate) thì Fed Funds Rate thấp hơn (một số nước  gọi Fed Funds Rate là lãi suất cơ sở). Lãi suất cơ bản được công bố bởi các ngân hàng và thường cao hơn Fed Funds Rate khoảng 2,5 đến 3%. Nếu Fed công bố mức lãi suất là 0,25% thì lãi suất cơ bản sẽ là từ 3 - 3,5%, và do đó lãi suất thực trên thị trường tín dụng sẽ ở mức trên 3,5% (chẳng hạn 5% hoặc 5,5%). 

Như vậy, Fed Fund Rate thực chất không phải là lãi suất cơ bản mà là lãi suất điều hoà vốn dự trữ của các tổ chức tín dụng do Fed công bố làm cơ sở cho việc hình thành các lãi suất khác trong đó có lãi suất cơ bản. Trong khi cả lãi suất điều hoà vốn dự trữ và lãi suất cơ bản đều song song tồn tại thì Fed thường chỉ công bố lãi suất điều hoà vốn dự trữ (Fed Fund Rate). Vì thế, người ra chỉ chú ý đến thông tin này và gán cho nó cái tên “lãi suất cơ bản”. Đó là sự nhầm lẫn hoặc là sự đại khái không nên có.


Chỉ số USD là gì?

Chỉ số USD tăng mạnh trong năm 2015, duy trì trên mức 95 điểm trong đầu năm 2016 do Fed có khuynh hướng thắt chặt trong khi Châu Âu, Trung Quốc, Nhật Bản,...đang nới lỏng.


2015/12/28/biss99-Chi-so-USD-2015122852529.png

Chỉ số USD hay USD INDEX LÀ GÌ ?

Chỉ số USD đo tương quan của đồng USD so với 6 loại tiền tệ lớn khác trên thế giới đó là đồng Euro(EUR), đồng yên Nhật (JPY), đồng bảng Anh (GBP), đồng USD Canada (CAD), đồng franc Pháp và đồng Sek (SEK) Thụy Điển.

Nếu chỉ số công nghiệp Dow Jones cho biết thông tin tổng thể về giá trị của thị trường chứng khoán Mỹ thì chỉ số USD cho biết diễn biến về thay đổi giá trị của đồng USD đối với các loại tiền tệ khác.

Chỉ số USD (USDX) thể hiện được điều này thông qua mối tương quan đối với 6 loại tiền tệ lớn khác trong rổ tiền tệ.

ChỈ số USD tăng hay giảm sẽ ảnh hưởng tới các đồng tiền khác và ngược lại.

Thời điểm khởi đầu của chỉ số là khi nào?

Chỉ số USD được tính toán như trung bình hình học giá trị của sự thay đổi của 6 loại tỷ giá 6 loại tiền tệ khác đối với đồng USD so với thời điểm khởi đầu là năm 1973. Chỉ số USD đo giá trị của đồng USD. USDX đo lường giá trị tổng quát của đồng Dollar tương ứng với mức cơ bản là 100,000.

Thời điểm khởi đầu của chỉ số là vào tháng 3 năm 1973. Đó là lúc những quốc gia lớn nhất thế giới ngồi lại với nhau tại thủ đô Washington và tất cả đồng ý cho phép đồng tiền của họ lưu hành tự do qua lại lẫn nhau. Khởi đầu của chỉ số còn được xem là “thời kì nền tảng”.

Khái niệm “rổ” tiền tệ

Chỉ số Dollar U.S. liên quan đến sáu ngoại tệ:

1. Đồng Euro (EUR)

2. Đồng Yên (Nhật)

3. Bảng Anh (Anh)

4. Đồng Loonie (Canada)

5. Đồng Kronas (Thụy Điển)

6. Đồng Francs (Pháp)

Công thức tính chỉ số USD:

Đây là một công thức hết sức phức tạp và đòi hỏi tính chặt chẽ cao

USDX = 50.14348112 x EURUSD ^(-0.576) x USDJPY^(0.136) x GBPUSD^(-0.119) x USDCAD^(0.091) x USDSEK^(0.042) x USDCHF^(0.036)

Chỉ số USD nên được đọc ra sao?

Ví dụ, hiện tại bạn đọc thấy con số trên biểu đồ là 86.212. Nó có nghĩa đồng Dollar đã rớt 13.788% kể từ lúc khởi đầu của chỉ số. (86.212 – 100.000)

Nếu bạn đọc thấy 120.650 nghĩa là giá trị của đồng Dollar đã tăng 20.650% kể từ lúc khởi đầu của chỉ số. (120.650 – 100.000)

Chỉ số USD liên quan đến bao nhiêu nước?

17 nước ( trong đó có 12 nước trong khu vực sử dụng đồng Euro và 5 nước khác với tiền tệ thể hiện bằng chỉ số USD) có giao dịch thương mại lớn với Mỹ, những nước này đồng thời có thị trường ngoại hối phát triển mạnh với tỷ giá hối đoái điều chỉnh tùy theo những đối tượng tham gia vào thị trường. Chỉ số USD được tính 24h/ngày, 7 ngày/tuần.

Bởi vì chỉ số USD được tính toán dựa trên giá trị tỷ lệ ngoại hối, chỉ số này nhiều khi có thể khác với giá trị tính toán sử dụng dữ liệu từ những nguồn khác.

17 quốc gia chỉ chiếm một phần nhỏ trên thế giới song rất nhiều đồng tiền khác phải theo sát chỉ số USD. Chính điều này khiến Chỉ số USD trở thành công cụ rất tốt để đo lường sức mạnh toàn cầu của đồng USD..

Tại sao chỉ số USD lại quan trọng đối với cà phê?

Chỉ số USD tăng, về mặt lý thuyết, sẽ gây áp lực tiêu cực lên giá cả hàng hóa định giá bằng đồng USD. Tuy nhiên, trong từng truờng hợp cụ thể, không chắc chắn rằng, giá cả hàng hóa tỷ lệ nghịch với sức mạnh đồng USD. 

Thông thuờng, giá cà phê thuờng giảm khi đồng USD mạnh lên. Ví dụ như thời gian gần đây, chỉ số USD tăng từ 78 điểm lên 100 điểm đã khiến giá cà phê giảm mạnh.

Nhưng, qua thực tế trong năm 2014, đồng USD tăng giá liên tục nhưng giá cà phê lại tăng cùng chiều.

Kinh tế Mỹ phát triển đã làm gia tăng nhu cầu sử dụng cà phê, nên giá cà phê có thể tăng. Nhưng nền kinh tế Mỹ phát triển thì đồng USD cũng có giá

Cần phải biết rằng, trong cùng một thời điểm, có rất nhiều yếu tố ảnh huởng tới giá cà phê. Trong bối cảnh hiện nay, yếu tố cung - cầu ít quan trọng hơn tác động của giá trị đồng USD.

Đồng USD biến động, lại chi phối sức mạnh các đồng tiền nội tệ của Brazil, Việt Nam, Colombia, Indonesia, Ấn Độ,…, là các nuớc xuất khẩu cà phê hàng đầu thế giới. Và chi phối sức mạnh của các đồng tiền của các nước nhập khẩu nhiều cà phê như Euro và JPY. Chính vì thế, sự biến động của giá trị đồng USD sẽ ảnh hưởng tới hoạt động xuất nhập khẩu cà phê do ảnh hưởng tới các cặp tỷ giá nêu trên.

Do vậy, chỉ số USD  có tác động trực tiếp và gián tiếp tới giá cà phê, theo nhiều cách khác nhau.

Chính sách điều hành tiền tệ của Fed đang chi phối mạnh chi số USD

Ngày 15 - 16/12/2015, Cục dự trữ liên bang Mỹ (Fed) đã quyết định tăng lãi suất lần đầu tiên sau 9 năm và quyết định này đã khiến thị trường toàn cầu, đặc biệt là hàng hóa chao đảo.

Thị trường dự báo Fed sẽ tăng lãi suất điều hòa vốn 4 lần trong năm 2016 và Fed đang phát tín hiệu sẽ thực hiện điều này. Nhưng, nhiều khả năng Fed sẽ tiến hành chuỗi thắt chặt tiền tệ nhỏ giọt, khiêm tốn và từ từ.

Chỉ số USD tăng mạnh trong năm 2015, duy trì trên mức 95 điểm trong đầu năm 2016 do Fed có khuynh hướng thắt chặt trong khi Châu Âu, Trung Quốc, Nhật Bản,...đang nới lỏng.

 

 

 

Nguồn: 123chienluoc.com



Bảng giá
Giá cà phê tham khảo
Tên
Giá trị
Thay đổi
Tên Cà phê nhân xô
Giá trị 33700-33900
Thay đổi 200-200
Tên Trừ lùi
Giá trị 0-0
Thay đổi 0-0
Đăng nhập thành viên để xem các thông tin khác.
Chợ cà phê

TRANG THÔNG TIN NỘI BỘ

123 GLOBAL

02 Y Bih Alêo, P. Thắng Lợi, TP Buôn Ma Thuột

Tòa nhà IBC, 1A, Công Trường Mê Linh, Q.1, TP. HCM