Bảng lương phi nông nghiệp – Non-farm payrolls
Non-farm payrolls là một bản báo cáo kịp thời về bức tranh của thị trường việc làm ở Mỹ : gia tăng, tụt giảm, số giờ làm việc, số lương thưởng …
Những tư liệu trong bản báo cáo được thu thập từ 2 cuộc khảo sát là Household Surveys và Establishment ( payroll) Survey ( Báo cáo theo hộ gia đình và báo cáo theo bảng lương).
Trong đó Establishment Survey được ưa chuộng hơn vì bản báo cáo này đánh giá tình trạng của các doanh nghiệp chứ ko chỉ gói gọn trong các hộ gia đình. Bản báo cáo có những chỉ số đầy ý nghĩa như : Change in nonfarm payrolls, Unemployment, Manufacturing Payrolls, và Average Hourly Earnings.
Trong quá trình khai thác cũng như phân tích về bản báo cáo mình sẽ có cơ hội để mở ra trước mắt các bạn nhiều hơn nữa những news và yếu tố liên quan đến tình trạng lao động.
Nonfarm Payrolls ( NFP)
Nonfarm payrolls (NFP) là một báo cáo về tình hình kinh tế của Mỹ được thông báo hàng tháng.
Tên của bản báo cáo được biên soạn để sử dụng cho những công ty về sản xuất, xây dựng, và các công ty chế tạo sản phẩm. Ban Thống Kê Lao động của bộ Lao động cho ra những tài liệu sơ bộ của cuộc khảo sát dành cho tháng trước đó. Tin ra vào thời điểm 8h30 ET thức đầu tiên của hàng tháng, hoặc theo Ban này bản báo cáo sẽ được đưa ra vào thứ 6 thứ 3 trong tháng sau khi có kết luận về tài liệu của tuần
Ví dụ: Tuần có ngày thứ 12 của tháng, thường có ảnh hưởng lớn đến đồng tiền Mỹ, thị trường chứng khoán, và thị trường khế ước, cho dù chỉ số của NFP ngày hôm đó chỉ có một chút ít khác biệt so với sự mong đợi về NFP.
Chỉ số được công bố là chỉ số về sự thay đổi trong NFP so với tháng trước đó và thường có sự thay đổi từ 10000 cho đến 250000 suốt những giai đoạn khủng hoảng kinh tế. Các con số về NFP được sử dụng để đại diện cho số công việc gia tăng hay mất đi trong kinh tế trong tháng gần nhất, ko bao gồm những công việc liên quan đến ngành công nghiệp trồng trọt. Vì ngành này thường có tính chất thuê nhân công theo mùa mà điều này sẽ làm cho chỉ số xung quanh thời điểm gặt ko còn chính xác nữa ( vì các nông trang thường tăng thêm số công nhân và sau đó thì chỉ số vào mùa gặt mới được công bố). Bản báo cáo này cũng cho biết về số giờ làm việc trung bình hàng tuần và số thu nhập kiếm được bình theo tuần của tất cả những công nhân thuộc những ngành có trong báo cáo.
NFP bao gồm các thông tin sau :
- Sự thay đổi về chỉ số NFP
- Tỉ lệ thất nghiệp
- Thay đổi về chỉ số Manufacturing Payrolls : chỉ số Payrolls dành riêng cho các ngành sản xuất.
- Thu nhập trung bình tính theo giờ
- Số giờ làm việc trung bình tính theo tuần.
Nói chung báo cáo phản ánh khoảng 80% tổng số công nhân làm việc để tăng sản lượng GDP của Mỹ và đưowjc sử dụng để hỗ trợ các chính khách và các nhà kinh tế đưa ra những chính xác mới để quyết định hiện trạng của kinh tế và phỏng đoán tương lai.
Ý nghĩa của NFP đối với nền kinh tế:
Nói chung, khi chỉ số lao động gia tăng có nghĩa là các công ty đang phát triển và cần tuyển dụng nhân lực và điều đó cũng đồng nghĩa với việc nhiều người sẽ có việc làm và có tiền để chi tiêu vào các sản phẩm hay dịch vụ giúp kích thích phát triển. Điều ngược lại cũng hoàn toàn đúng trong trường hợp NFP hạ.
Ý nghĩa của Nonfarm với thị trường tài chính:
Trong khi tổng số việc làm tăng lên hay giảm đi đối với nền kinh tế là một kim chỉ nam rất quan trọng cho hiện trạng kinh tế thì báo cáo này lãi có những thông kê mà hoàn toàn có ảnh hưởng đến thị trường tài chính:
- Chỉ số thất nghiệp đối với kinh tế như một tỷ lệ của toàn bộ lực lượng lao động. Đây là một phần quan trọng của bản báo cáo vì số người thất nghiệp là một dấu hiệu của tổng thể kinh tế, và đây là một con số được ngân hàng Liên Bang theo dõi rất kĩ vì khi chỉ số này hạ xuống mức qúa thấp ( thường là dứới 5%) thì lạm phát sẽ bắt đầu hình thành vì các doanh nghiệp sẽ phải trả nhiều tiền hơn để thuê những thợ lành nghề và việc giá thành sản phẩm gia tăng cũng là điều đương nhiên.
- Chỉ ra bộ phận nào có sự tăng hay giảm về công việc: Bản baó cáo có thể đưa ra sự cảnh báo cho những trader về mảng kinh tế nào có thể bung nổ phát triển.
- Thu nhập trung bình hàng giờ : Đây là một yếu tố quan trọng vì nếu cùng một lượng nhân công như nhau nhưng lại kiếm nhiều hơn hay ít hơn cho một khối lượng công việc , điều này về căn bản là nói lên việc cần phải tăng hay giảm nhân công cho khối lượng công việc đó.
- Dùng để xem lại chỉ số của lần ra tin NFP trước đó: Một yếu tố quan trọng khác của báo cáo là có thể gây ra những biến động trong thị trường vì traders tự lên khung những chiều hướng phát triển của news dựa vào chỉ số cũ.
Tỷ lệ thất nghiệp là thước đo của thị trường lao động. Một trong những cách phân tích thước đo sức mạnh của 1 nền kinh tế là số việc làm được tạo ra. Chỉ số này mạnh chỉ ra sự phát triển của nền kinh tế vì những công ty phải tạo ra năng lực để thỏa mãn nhu cầu.
Lịch công bố: vào lúc 20h30 thứ Sáu đầu tiên của tháng (giờ Việt Nam)
Theo lý thuyết :
- Tin tốt sẽ làm cho đồng USD tăng giá trị:
- Tin xấu sẽ làm cho đồng USD giảm giá trị
Tuy nhiên, tùy theo bối cảnh của nền kinh tế Mỹ và các diễn biến của lãi suất cơ bản cũng như kế hoạch của Fed mà kết quả của NFP sẽ có ảnh hưởng khác nhau tới giá trị đồng USD và ca thị trướng toàn cầu.
Trong bối cảnh hiện tại, kinh tế Mỹ phát triển vượt bực trong năm 2014 và suy giảm trong quý 1 /2015 khiến Fed phân vân trong quyết định tăng lãi suất cơ bản làm đồng USD giảm giá. Do vậy, thông tin NFP kỳ này sẽ làm thị trường dậy sóng mạnh mẽ !