Doanh số bán chậm lại tại Việt Nam, nhà sản xuất robusta lớn nhất thế giới, cùng với việc giảm xuất khẩu cà phê từ khu vực trồng chính của Indonesia có thể hỗ trợ thêm vào giá robusta kỳ hạn.
Việt Nam và Indonesia sản xuất gần 30% sản lượng cà phê toàn cầu.
Giá robusta kỳ hạn tháng 9 trên sàn ICE giảm 0,3% trong phiên 15/6 xuống 1.646 USD/tấn, một phần do đồng đô la yếu đi. Hợp đồng này đã giảm 1,3% kể từ 31/3.
Mức cộng của robusta Việt Nam loại 2, 5% hạt đen và vỡ nới rộng thành 35 – 45 USD/tấn so với hợp đồng kỳ hạn tháng 9, từ mức cộng 20 – 30 USD một tuần trước. Hợp đồng kỳ hạn và sự chênh lệch giá thường di chuyển theo hướng ngược nhau.
Giá robusta Việt Nam loại 1, sàng 16 tương tự cà phê Sumatran, được chào ở mức cộng 80 – 90 USD/tấn so với hợp đồng kỳ hạn tháng 9 trên sàn ICE, tăng từ mức cộng 65 – 75 USD/tấn một tuần trước.
Việt Nam đã xuất khẩu 1,16 triệu tấn (19,33 triệu bao loại 60 kg/bao) cà phê từ tháng 10/2015 tới tháng 5, 8 tháng đầu tiên của niên vụ 2015/2016, tăng 19% so với một năm trước.
Việt Nam được dự kiến xuất khẩu 26,67 triệu bao cà phê xô trong cả niên vụ 2015/2016, tăng 35% so với niên vụ trước, theo dự báo của USDA
Tại Indonesia, vụ thu hoạch vẫn đưa tăng tốc và chủ yếu cà phê mới hái được mua bởi các nhà rang xay trong nước.
Mức cộng của cà phê loại 4, 80% hạt khiếm khuyết tăng lên 140 – 150 USD/tấn so với loại kỳ hạn tháng 9 trên sàn ICE, tăng từ 100 – 140 USD tuần trước.
Một nhà xuất khẩu cho biết “nông dân không muốn bán ở một giá rẻ, họ đang tích trữ cho đến khi giá tốt hơn, mặc dù nhu cầu không phải tốt”.
Vụ thu hoạch được dự kiến lên đỉnh điểm từ tháng 7.
Xuất khẩu cà phê từ Sumatra trong tháng 4, 5, hai tháng niên vụ 2016/17 của Indonesia, giảm 75% so với một năm trước xuống 9.423 tấn, chủ yếu tồn kho đang sụt giảm trước vụ thu hoạch mới.
Theo Vinanet.vn