Một số thông tin đáng chú ý trong phiên giao dịch cà phê ngày 23/03/202023/03/2020 14:14


 ...
Chỉ số DXY dao động mạnh mẽ và có phần suy yếu khi ghi nhận mốc 102,00 trong hôm qua. Thị trường chứng khoán Hoa Kỳ tiếp tục suy yếu mạnh mẽ trong cuối tuần trước khi chỉ số S&P 500 ghi nhận mốc thấp nhất kể từ 2/2017 là 2.304 điểm (giảm 4,34% so với cuối phiên ngày thứ năm). Số liệu tuần trước cho thấy đây là tuần lễ tồi tệ nhất của phố Wall kể từ 10/2008. Tình hình lây nhiễm virus cúm Covid-19 ở Hoa Kỳ phát triển mạnh mẽ và ghi nhận mốc 33.623 ca (tăng 9.443 ca so với số liệu trước đó). Hiện tại Hoa Kỳ đang là ổ dịch lớn thứ 3 thế giới, chỉ sau Trung Quốc và Italy. Bên cạnh đó, gói cứu trợ kinh tế trị giá 1.000 tỷ USD đã bị từ chối sau lần bỏ phiếu đầu tiên ở Thượng viện khi ghi nhận kết quả 47 phiếu thuận/47 phiếu trống (gói cứu trợ chỉ được thông qua khi đạt 60 phiếu thuận). Được biết trước đó ông Mnuchin (bộ trưởng tài chính Hoa Kỳ) cho biết sẽ bơm gói hỗ trợ trị giá 4.000 tỷ USD (tương đương 20% GDP của Hoa Kỳ) vào nền kinh tế nước này. Bối cảnh hiện tại cho thấy nền kinh tế Hoa Kỳ sẽ tiếp tục phát triển đà suy yếu trong tuần này.

Chỉ số USDBRL giảm nhẹ về mốc 5,06 trong cuối tuần trước. Tinh hình phát triển dịch cúm của Brazil cũng đang có nhiều dấu hiệu lo ngại khi chính quyền nước này ghi nhận 368 ca dương tính mới – đẩy số ca nhiễm bệnh ở nước này lên mốc 1.546 ca. Được biết chính quyền nước này đã quyết định tuyên bố phòng chống dịch ở bang Sao Paulo – hiện đang là tâm dịch (với 459 ca dương tính) và là bang chiếm 30% nền kinh tế Brazil. Dù tình hình dịch bệnh đang ngày càng ngoài tầm kiểm soát, mâu thuẫn chính trị ở Brazil vẫn đang phát triển mạnh mẽ khi tổng thống Brazil đưa ra chỉ trích với thống đốc các bang đã tuyên bố phòng chống dịch (Sao Paulo, Rio, Bahia và Piaui e Federal). Tổng thống Bolsonaro cho rằng các quyết định ngăn cản dịch hiện tại là “phóng đại” và Brazil vẫn kiểm soát được tình hình lây nhiễm. Bối cảnh hiện tại cho thấy nền kinh tế Brazil vẫn tiếp tục nhận tác động tiêu cực từ dịch cúm Covid-19.

Thị trường cà phê tiếp tục tăng mạnh trong cuối tuần trước khi giá cà phê Robusta kỳ hạn tháng 5 tăng 2,30% còn Arabica kỳ hạn tháng 5 tăng 6,21% so với đầu phiên ngày thứ sáu. Về nguồn cung, thị trường đang chịu tác động mạnh mẽ từ dịch cúm Covid-19 khi các nhà đầu tư lo ngại về việc gián đoạn nguồn cung. Bên cạnh đó, nguồn cầu cà phê cũng có dấu hiệu suy yếu khi dịch Covid-19 tạo nên tác động tiêu cực ngày càng mạnh mẽ tới Châu Âu và Châu Mỹ. Số liệu mới nhất từ ICE cho thấy lượng cà phê Arabica tồn kho ghi nhận mốc 2,057 triệu bao – thấp hơn 23.000 bao so với số liệu thứ tư tuần trước. Về thời tiết, vẫn chưa có các nguồn tin cho thấy các tác động tiêu cực từ phía thời tiết ở miền Nam Brazil trong cuối tuần rồi – điều này phần nào hỗ trợ cho sự phát triển của cây cà phê trong giai đoạn hiện tại. Với bối cảnh dịch Covid-19 đang phát triển mạnh mẽ như hiện nay, nhiều khả năng giá cà phê sẽ tiếp tục phát triển đà tăng trong ngắn hạn rồi suy yếu mạnh mẽ trong thời gian sắp tới.

 

Nguồn: 123chienluoc.com

Tags


Bảng giá
Giá cà phê tham khảo
Tên
Giá trị
Thay đổi
Tên Cà phê nhân xô
Giá trị 33700-33900
Thay đổi 200-200
Tên Trừ lùi
Giá trị 0-0
Thay đổi 0-0
Đăng nhập thành viên để xem các thông tin khác.
Chợ cà phê

TRANG THÔNG TIN NỘI BỘ

123 GLOBAL

02 Y Bih Alêo, P. Thắng Lợi, TP Buôn Ma Thuột

Tòa nhà IBC, 1A, Công Trường Mê Linh, Q.1, TP. HCM