Brazil trong vòng xoáy khủng hoảng kinh tế - chính trị26/03/2016 13:08

(TBKTSG Online) – Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) năm 2015 suy giảm 3,8% - mức tệ hại nhất 25 năm qua, hàng triệu dân bị đe dọa rơi vào cảnh bần cùng khi lạm phát lên đến 10%, tai tiếng tham nhũng làm rung chuyển cả guồng máy quyền lực, Brazil đang trong “vòng xoáy” của cuộc khủng hoảng kinh tế - chính trị nghiêm trọng.


 ...

Nguồn: Phúc Minh - TBKTSG Online

Đầu tháng 3-2016, 4 tháng trước Olympic 2016 tại Brazil, hàng triệu người Brazil liên tục xuống đường yêu cầu Tổng thống Brazil Dilma Rousseff từ chức.

Nền kinh tế lớn thứ 7 thế giới và lớn nhất Mỹ La-tin với hơn 200 triệu dân này như một con tàu không người lái khi cùng lúc phải đối mặt với khủng hoảng chính trị và kinh tế.

Kinh tế suy giảm, lạm phát nghiêm trọng

GDP năm 2015 của Brazil giảm 3,8% - thành tích thảm hại thứ nhì tại Mỹ La-tin, chỉ hơn Venezuela (GDP năm 2015 giảm 10%) và thảm hại nhất trong nhóm các nước kinh tế mới nổi BRICS gồm Brazil, Nga, Ấn Độ, Trung Quốc và Nam Phi.

Là nước mà nguyên nhiên liệu chiếm đến 70% tổng kim ngạch xuất khẩu, Brazil lao đao khi các mặt hàng này mất giá mạnh từ gần 2 năm qua. Bên cạnh đó, Brazil quá lệ thuộc vào một khách hàng lớn là Trung Quốc, chiếm 20% tổng kim ngạch xuất khẩu của Brazil.

Hoạt động công nghiệp của Brazil trong năm tài khóa 2015 giảm 6,2% so với năm 2014. Riêng ngành khai thác quặng mỏ, giảm đến 6,6 %.

Vào lúc sản xuất chậm lại, vật giá vẫn leo thang. Lạm phát tăng từ 8-10% tùy theo cách tính của các tổ chức nghiên cứu khác nhau. Bên cạnh đó, để ngăn chặn dòng vốn chảy ra ngoài, Brazil liên tục tăng lãi suất để thu hút đầu tư nước ngoài. Hiện, lãi suất dài hạn của các ngân hàng tại Brazil dao động ở mức khoảng 15% - đây là gánh nặng tài chính với các doanh nghiệp, tư nhân, kể cả chính phủ.

Đầu tư trên cả nước cũng giảm xuống mức thấp nhất kể từ tháng 6-2013. Tổng kim ngạch đầu tư của nhà nước giảm 40% trong năm tài khóa 2015.

Chỉ số tiêu thụ nội địa tụt dốc không phanh trong lúc các tập đoàn sản xuất, từ ngành luyện kim đến công nghệ xe hơi, xây dựng, dược phẩm đều đua nhau sa thải nhân công. Trong một năm, tính đến tháng 11-2015, số người thất nghiệp tăng 40% so với cùng thời kỳ năm 2014. Hiện, hơn 9 triệu người Brazil trong tuổi lao động không có việc làm.

Hiện, nợ công của Brazil tương đương 65,1% GDP - mức cao nhất kể từ năm 2006 và tăng 8% so với cuối năm 2014.

Hãng xếp tín dụng Standard&Poor’s đã hạ bậc xếp hạng tín dụng của Brazil xuống BB+ từ tháng 9-2015 và đây là lần đầu tiên xếp hạng tín dụng của Brazil bị hạ xuống mức “rác” kể từ năm 2008.

Hãng xếp hạng tín dụng Credit Suise dự báo tốc độ tăng trưởng GDP của Brazil trong năm 2016, 2017 sẽ lần lượt là - 3,5% và -0,5%. Đây sẽ là lần đầu tiên nền kinh tế nước này suy giảm 3 năm liên tiếp kể từ năm 1901.

Chính trị bế tắc

Từ khi tái đắc cử nhiệm kỳ 2 vào tháng 10-2015, Tổng thống Rousseff  liên tục đối mặt với làn sóng phẫn nộ trong các thành phần xã hội. Bà còn có thể bị truất phế vì hàng loạt tai tiếng tham nhũng, ít nhiều liên quan đến đảng Lao Động cầm quyền và các đối tác trong liên minh chính phủ. Hiện tại, tỷ lệ tín nhiệm bà Rousseff chỉ còn 11%.

Cựu Tổng thống Brazil Luiz Inacio Lula da Silva, người đỡ đầu cho bà Rousseff, cũng đang phải trả lời cơ quan tư pháp về tội tham nhũng liên quan đến tập doàn dầu khí Petrobras. Bị nghi ngờ nhận hối lộ, ít nhiều bao che cho các vụ rửa tiền, đã làm xấu đi hình ảnh của ông Lula – người hùng bảo vệ cho những tầng lớp nghèo khó nhất trong xã hội. Trong hai nhiệm kỳ, từ năm 2003-2011, ông Lula luôn được công luận Brazil xem là người có công đưa 40 triệu dân thoát khỏi bần cùng, tạo dựng một xã hội công bằng hơn. Uy tín của ông Lula mạnh đến nỗi năm 2011, cử tri Brazil đã đặt tất cả niềm tin vào bà Rousseff, lần đầu tiên trao quyền lực điều hành quốc gia lớn nhất Mỹ La-tin này cho một phụ nữ.

Giấc mơ xây dựng tầng lớp trung lưu, tạo nội lực tăng trưởng cho Brazil gần như tiêu tan. Hàng chục triệu người từng thoát khỏi cảnh bần cùng nhờ chính sách trợ cấp xã hội được lập nên dưới thời ông Lula đang quay về điểm khởi đầu. Khi kinh tế tăng trưởng, người dân đi vay để mua sắm, giờ đến lúc họ phải trả nợ thì gặp khó khăn vì giá dầu và nguyên liệu giảm mạnh, khách hàng quan trọng của Brazil là Trung Quốc mua vào ít dầu và nguyên liệu hơn… Đây chính là điều gây nên làn sóng bất mãn trong xã hội, theo các nhà phân tích.

Thêm vào đó, sự chia năm sẻ bảy trên chính trường Brazil dẫn tới bế tắc. Liên minh cầm quyền, thậm chí ngay trong nội bộ đảng Lao động, có lợi ích chính trị khác nhau. Trong khi đó, phe đối lập cánh hữu đổ thêm dầu vào lửa mà không thể đưa ra bất kỳ giải pháp nào để đưa đất nước thoát khỏi bế tắc.

Nguồn: 123chienluoc.com



Bảng giá
Giá cà phê tham khảo
Tên
Giá trị
Thay đổi
Tên Cà phê nhân xô
Giá trị 33700-33900
Thay đổi 200-200
Tên Trừ lùi
Giá trị 0-0
Thay đổi 0-0
Đăng nhập thành viên để xem các thông tin khác.
Chợ cà phê

TRANG THÔNG TIN NỘI BỘ

123 GLOBAL

02 Y Bih Alêo, P. Thắng Lợi, TP Buôn Ma Thuột

Tòa nhà IBC, 1A, Công Trường Mê Linh, Q.1, TP. HCM