Phát giải cuộc thi: "Viết về ngành hàng cà phê Việt Nam"31/10/2015 06:55

Sáng 30-10, Công đoàn Trường Trung cấp Luật Buôn Ma Thuột phối hợp với Công ty Cổ phần nhịp điệu toàn cầu 123 (123 GLOBAL) trao giải Cuộc thi “Viết về ngành Cà phê Việt Nam” cho giảng viên, cán bộ, nhân viên và học sinh nhà trường.


 ...

Theo đó, cán bộ giảng viên, công nhân viên nhà trường viết về chủ đề “Tác động của Hiệp định đối tác xuyênThái Bình Dương (TPP) đối với ngành hàng Cà phê Việt Nam”; còn học sinh viết về chủ đề “Tác động của quyền sử dụng Chỉ dẫn địa lý Cà phê Buôn Ma Thuột  tới xuất khẩu cà phê tại tỉnh Đắk Lắk”.

 

XEM CHI TIẾT

 

Bài viết tiêu biểu :

 

"Tác động của Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương đối với ngành hàng cà phê Việt Nam"

 

Dương Văn Quý

Khoa Đào tạo cơ bản - Trường Trung cấp Luật Buôn Ma thuột

 

 

            Ngày 6/10/2015 tại TP. Atalanta, Hoa Kỳ, sau hơn 5 năm, đàm phán Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) đã chính thức hoàn tất. Đây được coi là thỏa thuận thương mại tự do lớn nhất thế giới. Hiệp định này được đàm phán từ tháng 3/2010, gồm 12 quốc gia - Australia, Brunei, Canada, Chile, Nhật Bản, Malaysia, Mexico, New Zealand, Peru, Singapore, Mỹ và Việt Nam. Các vấn đề được nêu ra gồm quyền sở hữu trí tuệ, luật đầu tư nước ngoài, tiêu chuẩn môi trường và lao động, chính sách thu mua, cạnh tranh và công ty quốc doanh, quy trình xử lý tranh chấp. Sau khi hoàn tất, TPP sẽ bao phủ 40% kinh tế toàn cầu và bổ sung cho GDP thế giới thêm gần 300 tỷ USD mỗi năm. Nếu như các hiệp định thương mại trước đây thường tập trung nhiều vào vấn đề giảm thuế, thì TPP lại được coi là hiệp định thương mại toàn diện, nhắm đến việc thiết lập bộ quy tắc thương mại tiêu chuẩn cao, giải quyết các vấn đề của kinh tế toàn cầu trong thế kỷ 21, từ đó thúc đẩy tăng trưởng và việc làm tại các quốc gia châu Á – Thái Bình Dương. TPP được kỳ vọng sẽ thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, tạo ra nhiều việc làm lương cao hơn, đẩy mạnh đột phá, năng suất và cạnh tranh, nâng cao chất lượng sống, giảm đói nghèo, đồng thời tăng cường minh bạch, khả năng quản trị và bảo vệ môi trường[1]. Cà phê là ngành hàng quan trọng, góp 3% GDP cả nước, kim ngạch xuất khẩu nhiều năm nay đều trên 3 tỷ USD[2]. Khi tham gia TPP thì ngành hàng cà phê Việt Nam gặp những cơ hội và thách thức nhất định.

            1. Những cơ hội của TPP đối với ngành hàng cà phê Việt Nam

            Thứ nhất, về thương mại. Hiện nay, trong các nước thành viên TPP có 02 quốc gia áp dụng mức thuế nhập khẩu cà phê Việt Nam là Mexico (20,0%) và Peru (11,0%)[3]. Như vậy, khi tham gia TPP thì cà phê Việt Nam khi nhập khẩu vào hai thị trường trên có cơ hội giảm thuế còn 0%.

Thứ hai, về đầu tư và khoa học công nghệ. Việt Nam đang khuyến khích các nhà đầu tư trong và ngoài nước xây dựng mới các nhà máy chế biến cà phê tiêu dùng (cà phê bột, cà phê hòa tan,…) với công nghệ thiết bị hiện đại, sản phẩm đa dạng chất lượng cao đảm bảo an toàn thực phẩm và đáp ứng tốt thị hiếu người tiêu dùng[4]. Khi tham gia TPP, với việc dần xóa bỏ bảo hộ nông nghiệp, Việt Nam sẽ thu hút được nhiều nhà đầu tư nước ngoài có khoa học công nghệ hiện đại, thay thế cách làm truyền thống kém hiệu quả. Chẳng hạn, ở Việt Nam tình trạng hái cà phê bằng tay không nâng cao năng suất, nguyên nhân do nhiều người dân chưa có điều kiện mua máy móc, thiết bị công nghệ cao; công tác tái canh lại cây cà phê ở Tây Nguyên để nâng cao năng suất triển khai còn chậm do thiếu vốn; lãi suất vay vốn cho tái canh còn cao chưa hấp dẫn đối với các hộ sản xuất và doanh nghiệp đầu tư trồng tái canh cây cà phê[5]. Nếu có những đầu tư đúng đắn về vốn và khoa học công nghệ thì sẽ góp phần nâng cao chất lượng cà phê Việt Nam. Tập quán canh tác, chăm sóc của người trồng vẫn chưa được cải thiện nhiều. Cơ cấu giống cây nhiều nơi chưa phù hợp, diện tích cà phê già cỗi tăng lên… góp phần làm giảm chất lượng hạt cà phê. Khi thu hoạch, nông dân thường bỏ quả tươi vào máy xay làm tróc vỏ để giảm thời gian phơi, nhưng khi gặp mưa dễ làm hạt cà phê bị mốc; lúc đó lại dùng củi đốt nên hạt cà phê bị ám khói, mất màu tự nhiên. Chưa kể, việc liên kết giữa các khâu trong chuỗi giá trị còn hạn chế.

Thứ ba, về hợp tác và nâng cao năng lực. Hiệp định TPP đảm bảo sự tham gia đầy đủ của các doanh nghiệp nhỏ hơn, cộng đồng vùng nông thôn, phụ nữ và các nhóm thu nhập xã hội thấp. Ở Việt Nam, các tỉnh trồng nhiều cà phê nhất ở khu vực Tây Nguyên gồm: Đắk Lắk, Lâm Đồng, Đắk Nông, Gia Lai – đây là vùng có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn như là thiếu lao động lành nghề, cơ sở hạ tầng kém phát triển, sự chung đụng của nhiều sắc dân trong một vùng đất nhỏ và với mức sống còn thấp. Việt Nam với tư cách là thành viên của TPP thì sẽ góp phần nâng cao năng lực, cải thiện điều kiện kinh tế - xã hội cho vùng Tây Nguyên.

`2. Những thách thức của TPP đối với ngành hàng cà phê Việt Nam

Thứ nhất, thách thức về kỹ thuật và môi trường, vệ sinh an toàn thực phẩm. Nạn trộm cắp cà phê vào lúc thu hoạch ngày càng trở nên trầm trọng, gây “đau đầu” đối với người trồng cà phê. Đã ảnh hưởng lớn đến chất lượng cà phê, vì để đối phó với nạn “cà phê tặc” người dân sẽ chọn giải pháp “xanh nhà hơn già đồng” - thu hoạch cà phê sớm khi còn nhiều quả xanh sẽ làm giảm chất lượng cà phê khi chế biến và xuất khẩu[6]. Mặt khác, sau khi thu hoạch cà phê, phơi sấy khô ở Việt Nam, người trồng cà phê sẽ bán cho các thương lái là những người trung gian đóng vai trò quan trọng trong chuỗi sản xuất và tiêu thụ cà phê và các người này sử dụng đầu cơ và các thủ thuật khác để kiếm lời như thêm chất phụ gia, nhồi thêm các hạt vỡ, đen, kém chất lượng, thậm chí còn dùng kim loại đặt vào bao cà phê để tăng khối lượng. Thực trạng nữa đó là bụi ảnh hưởng nghiêm trọng đến năng suất cà phê vì các công ty cà phê phải trải qua công đoạn làm sạch nhiều lần mới có thể đóng gói mang đi xuất khẩu[7]. Đó là một trong những nguyên nhân ảnh hưởng đến chất lượng cũng như năng suất của cà phê Việt Nam. Khi tham gia TPP, để xâm nhập và chiếm lĩnh được những thị trường giá trị cao và quy mô lớn như Hoa Kỳ và Nhật Bản, thì cà phê Việt Nam cần vượt qua được các hàng rào kỹ thuật (TBT) và các biện pháp kiểm dịch vệ sinh an toàn thực phẩm (SPS) để chiếm lĩnh được các thị trường này. Bên cạnh đó, các quy định khác TPP về bảo vệ bản quyền, vấn đề lao động, nguồn gốc xuất xứ… cũng rất chặt chẽ.  Phía Việt Nam còn nhiều hạn chế trong những nội dung này. Chẳng hạn như Việt Nam  sử dụng lao động trẻ em vào việc thu hoạch cà phê, mức lương tối thiểu chưa đáp ứng được đời sống người lao động…Tâm lý e ngại đến các cơ quan nhà nước làm thủ tục bảo vệ bản quyền cũng như ý thức pháp luật của đa số doanh nghiệp chưa cao…dẫn đến việc bảo vệ bản quyền sản phẩm cà phê chưa được thực hiện nghiêm túc.

                 Thứ hai, thách thức về minh bạch hóa, hành chính và thể chế. Hiện nay, ở Việt Nam, thủ tục hành chính vẫn là khó khăn lớn mà nhiều doanh nghiệp phải đối mặt. Trong số gần 7.000 ý kiến phản ánh trong khảo sát chỉ số PCI của Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam năm 2014, có tới gần 860 ý kiến (12%) cho rằng, đây là khó khăn mà các doanh nghiệp đang gặp phải. Trong số 8.093 doanh nghiệp trả lời khảo sát, có tới 23% cho biết họ phải dành hơn 10% quỹ thời gian để tìm hiểu và thực hiện các quy định pháp luật của Nhà nước. Gần 30% doanh nghiệp cho biết họ vẫn phải đi lại nhiều lần để lấy dấu và chữ ký, và vẫn có khoảng 38% doanh nghiệp không đồng ý với nhận định rằng, thủ tục giấy tờ đã đơn giản hơn. Cũng gần 30% doanh nghiệp trả lời khảo sát cho biết, họ không nhận thấy bất kỳ sự thay đổi đáng kể nào trong cải cách hành chính hiện nay. Về công tác cán bộ, trong khi vẫn có gần 1/4 các doanh nghiệp cho rằng, cán bộ nhà nước giải quyết công việc chưa hiệu quả, thì cũng có tới gần 1/3 doanh nghiệp cho rằng cán bộ nhà nước không thân thiện khi giải quyết thủ tục cho doanh nghiệp. Những lĩnh vực mà doanh nghiệp đang gặp nhiều khó khăn khi thực hiện thủ tục hành chính bao gồm: Đất đai (21%), thuế (17%), bảo hiểm xã hội (13%), xây dựng (9%), bảo vệ môi trường (6,5%) và đăng ký doanh nghiệp, đăng ký đầu tư (6%) (VCCI,2014)[8]. Mặt khác, theo Bảng xếp hạng của Việt Nam trên một số tiêu chí cơ bản về thể chế theo công bố của diễn đàn kinh tế thế giới[9] thì Việt Nam ở mức rất thấp. Hiệp định TPP với các tiêu chuẩn rất cao về quản trị minh bạch và hành xử khách quan sẽ giúp Việt Nam tiếp tục hoàn thiện bộ máy quản lý Nhà nước theo hướng tinh gọn, trong sạch, vững mạnh; đẩy mạnh cải cách hành chính; tăng cường trách nhiệm, kỷ luật, kỷ cương và phòng chống tham nhũng, lãng phí, quan liêu.

 

 

                 Để tận dụng được những cơ hội, khắc phục được những hạn chế trên, Việt Nam cần nâng cao chất lượng, hiệu quả ngành hàng cà phê từ tất cả các giai đoạn từ trực tiếp sản xuất đến kinh doanh, từ nhà nước, xã hội, doanh nghiệp và cả mỗi người dân. Cùng với những cơ hội thì khó khăn cũng là điều kiện, động lực để Việt Nam nâng cao chất lượng, hiệu quả ngành hàng cà phê khi tham gia TPP.

 

TÀI LIỆU THAM KHẢO :


[3] TS. Đặng Kim Khôi, tlđd.

[4] Quyết định số 1987/QĐ-BNN-TT ngày 21 tháng 8 năm 2012 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn về việc phê duyệt quy hoạch phát triển ngành cà phê Việt Nam đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030.

 

Nguồn: 123chienluoc.com

Tags


Bảng giá
Giá cà phê tham khảo
Tên
Giá trị
Thay đổi
Tên Cà phê nhân xô
Giá trị 33700-33900
Thay đổi 200-200
Tên Trừ lùi
Giá trị 0-0
Thay đổi 0-0
Đăng nhập thành viên để xem các thông tin khác.
Chợ cà phê

TRANG THÔNG TIN NỘI BỘ

123 GLOBAL

02 Y Bih Alêo, P. Thắng Lợi, TP Buôn Ma Thuột

Tòa nhà IBC, 1A, Công Trường Mê Linh, Q.1, TP. HCM