Diễn đàn gặp gỡ Buôn Ma Thuột lần I /2016: Hướng phát triển cho ngành hàng cà phê Việt Nam07/05/2016 08:47

Với kỳ vọng tạo ra một nơi giao lưu, gặp gỡ, xúc tiến đầu tư, cùng nhau hiến kế để xây dựng một ngành hàng cà phê hùng mạnh góp phần mang lại sự bền vững trong canh tác và kinh doanh cà phê, đồng thời nâng tầm thương hiệu cà phê Việt Nam trên trường quốc tế.


 ...

Sáng 6/5/2016, tại thành phố Buôn Ma Thuột, Hiệp hội Cà phê Ca cao Việt Nam phối hợp cùng Tạp chí Kinh tế và Dự báo – Cơ quan ngôn luận của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, UBND tỉnh Đắk Lắk, Hiệp hội Cà phê Buôn Ma Thuột và Công ty Cổ phần Cà phê 123 đã tổ chức lễ khai mạc“ Diễn đàn gặp gỡ Buôn Ma Thuột lần I/ 2016. Với sự tham dự của lãnh đạo địa phương của 5 tỉnh Tây Nguyên, các cơ quan ban ngành, đoàn thể  và  hơn 200 doanh nghiệp chuyên hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh ngành hàng cà phê.

Đại diện lạnh đạo các sở, ban ngành 5 tỉnh Tây Nguyên đến tham dự

PGS.TS. Lê Xuân Bình, TBT Tạp chí Kinh tế và Dự báo - Bộ Kế hoạch và Đầu tư phát biểu khai mạc 

Mở đầu cho chương trình là phóng sự về tình hình khô hạn và sản xuất cà phê niên vụ 2015/2016 tại năm tỉnh Tây Nguyên, bộ phim được Hiệp hội Cà phê Ca cao Việt Nam, Công ty cổ Phần Cà phê 123 và Công ty Truyền thông Đam San thực hiện nhằm khái quát một cách chung nhất về sự biến đổi khí hậu đã đe dọa đến cây cà phê, đồng thời nói lên một thực trạng hiện nay của người trồng cà phê tại 5 tỉnh Tây Nguyên đang phải đối diện với nguy cơ mất mùa vì thời tiết nắng, khô hạn ảnh hưởng đến hàng nghìn ha cà phê khô lá và cháy.

Ông Lương Văn Tự, Chủ tịch Hiệp hội Cà phê Ca cao Việt Nam 

Phát biểu tại diễn đàn Ông Lương Văn Tự, Chủ tich Hiệp hội Cà phê Ca cao Việt Nam đã đưa ra nhiều ý kiến góp ý trong việc xây dựng ngành hàng cà phê trước bối cảnh hội nhập kinh tế toàn cầu hiện nay, trong đó ông nhấn mạnh: “  Hội nhập kinh tế quốc tế mở ra cho chúng ta triển vọng của thị trường, đặc biệt là các hiệp địnhvề thương mại  tự do với các nước như ở Châu Âu, đặc biệt là gần đây đã có hiệp định TPP, hiệp định xuyên Châu Á Thái Bình Dương thì riêng hiệp định này có lợi thế thì trước đây thì chúng ta xuất khẩu cà phê nhân và thuế xuất của chúng ta là 0% nhưng mà khi chúng ta xuất khẩu cà phê gia tăng thì người ta tính chi phí xuất nhập khẩu rất là lớn vì vậy những rào cản, kỹ thuật trong thương mại đã ngăn cản chúng ta, lần này hiệp định TTP đây là lợi thế khi gia nhập thì cà phê gia tăng sẽ được hưởng nhưng ưu đãi mức phí quyết đoán, thị trường công nghệ được hình thành mở rộng trong phạm vi trong nước và quốc tê và có điều kiện hợp tác và kinh doanh.

TS. Dave D’haeze

Với một đề tài tham luận Nghiên cứu địa chất thủy văn về Cao Nguyên Đắk Lắk thì theo TS. Dave D’haeze đã trình bày tại diễn đàn và đưa ra kiến nghị cấp bách hiện nay về nguồn nước tưới cho cây cà phê, theo đó cần thay đổi từ phương thức tưới truyền thống sang phương thức tưới hiệu quả nhất nhằm giảm nguy cơ khô hạn ở các giếng đào, đặc biệt chú trọng đến các điểm nóng về tình trạng khan hiếm nước, thừng xuyên theo dõi, quan trắc các tiểu lưu vực khan hiếm nước ngầm nhằm đánh giá tác động của các phương thức tưới đối với nguồn nước. Đồng thời cần nhân rộng phương pháp lập bản đồ các điểm nóng về khan hiếm nước ở các vùng cao nguyên Bazan khác có các đặc điểm tương tự ở khu vực Tây Nguyên.

Theo TS. Đoàn Xuân Hòa, nguyên cục phó Cục Trồng trọt, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn để nâng cao năng lực cạnh tranh cho cà phê Việt Nam thì  cần có các giải pháp đồng bộ trong đó cần xây dựng chiến lược phát triển thị trường cà phê, điều chỉnh hợp lý cơ cấu sản phẩm hướng đến các thị trường có giá trị gia tăng cao.  Cần nâng cao hiệu quả công tác xúc tiến thương mại thông qua hoạt động hội chợ triể lãm, quảng bá tiêu dùng cà phê chất lượng cao. Tổ chức quảng bá sản phẩm theo hướng tăng dần tỷ trọng các mặt hàng chế biến ở phân khúc giá trị gia tăng cao sang các thị trường khó tính như: Mỹ, EU, Nhật Bản, Hàn Quốc, Australia, tiếp cận các nhà phân phối lớn, hệ thống siêu thị bán buôn, bán lẻ các sản phẩm cà phê mang thương hiệu Việt Nam.

TS. Đinh Xuân Hòa, Nguyên cục phó Cục Trồng trọt, Bộ NN&PTNN trình bày bài tham luận: Nâng cao năng lực cạnh tranh cho ngành hàng cà phê Việt Nam

Ông Trịnh Đức Minh, Chủ tịch Hiệp hội Cà phê Buôn Ma Thuột đưa ra nhưng định hướng phát triển và đề xuất trong việc quản lý, phát triển và xây dựng chỉ dẫn địa lý, trong đó ông nhấn mạnh đến việc mở rộng phạm vi bảo hộ cho sản phẩm cà phê, tiếp tục đăng ký bảo hộ thương hiệu ở các thị trường quan trọng như EU, Mỹ, Nhật Bản, Trung Quốc…. cấp quyền sử dụng cho các tổ chức nông dân và tăng cường hoạt động của chi hội các nhà rang xay, đồng thời tăng cường quảng bá, xúc tiến thương mại, đổi mới bộ nhận dạng thương hiệu. Đồng thời ông cũng đưa ra những đề xuất trong việc quản lý và phát triển và xây dựng chỉ dẫn địa lý, cần hỗ trợ mở rộng phạm vi bảo hộ và đăng ký bảo hộ ngoài nước, hỗ trợ các tổ chức sản xuất cho nông dân; thành lập hội người sản xuất cà phê; hỗ trợ quảng bá xúc tiến thương mại và sớm sớm thành lập quỹ phát triển ngành hàng cà phê.

Ông Trịnh Đức Minh, Chủ tịch Hiệp hội Cà phê Buôn Ma Thuột trình bày bài tham luận quản lý và phát triển chỉ dẫn địa lý

Ông Nam Trung, Chủ tịch HĐQT Công ty Cổ Phần Cà phê 123

trình bày bài tham luận công tác dự báo trong ngành hàng cà phê

 

 

Thạc sỹ Trần Đức Việt giảng viên Trường Đại học Công nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh trình bày bài tham luận: Một số biện pháp nhằm nâng cao chuỗi giá trị gia tăng của cà phê Việt - Xây dựng thương hiệu qua mô hình" từ trang trại đến bàn uống"

Diễn đàn gặp gỡ Buôn Ma Thuột một sự kiện lớn được tổ chức với kỳ vọng tạo ra một sân chơi, một nơi giao lưu gặp gỡ, xúc tiến đầu tư, cùng nhau hiến kế để xây dựng một ngành hàng cà phê hùng mạnh, góp phần mang lại sự bền vững trong việc canh tác và kinh doanh cà phê, đồng thời nâng tầm và xây dựng thương hiệu cà phê Việt Nam trên trường quốc tế.

 

Nguồn: 123chienluoc.com



Bảng giá
Giá cà phê tham khảo
Tên
Giá trị
Thay đổi
Tên Cà phê nhân xô
Giá trị 33700-33900
Thay đổi 200-200
Tên Trừ lùi
Giá trị 0-0
Thay đổi 0-0
Đăng nhập thành viên để xem các thông tin khác.
Chợ cà phê

TRANG THÔNG TIN NỘI BỘ

123 GLOBAL

02 Y Bih Alêo, P. Thắng Lợi, TP Buôn Ma Thuột

Tòa nhà IBC, 1A, Công Trường Mê Linh, Q.1, TP. HCM